Hoại tử vô khuẩn là gì? Các công bố khoa học về Hoại tử vô khuẩn

Hoại tử vô khuẩn là hiện tượng chết tế bào hoặc mô không do vi khuẩn, mà do các yếu tố như chấn thương, thiếu máu cục bộ hoặc hóa chất độc hại. Triệu chứng bao gồm đổi màu da, đau, mất cảm giác và mùi khó chịu khi nặng.

Hoại Tử Vô Khuẩn: Khái Niệm và Nguyên Nhân

Hoại tử vô khuẩn, còn được gọi là hoại tử vô trùng, là một quá trình gây chết tế bào hoặc mô mà không do vi khuẩn hoặc vi sinh vật gây ra. Thay vào đó, nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm chấn thương, giảm lưu lượng máu, hoặc các điều kiện bệnh lý khác.

Các Yếu Tố Gây Nên Hoại Tử Vô Khuẩn

Hoại tử vô khuẩn có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có thể kể đến:

  • Chấn thương: Tình trạng tổn thương cá nhân hoặc trong môi trường làm việc có thể dẫn đến các trường hợp hoại tử mô mà không cần sự có mặt của vi khuẩn.
  • Thiếu máu cục bộ: Sự giảm đột ngột hoặc kéo dài của nguồn cung cấp máu cho một khu vực nào đó của cơ thể có thể gây ra hoại tử.
  • Do hóa chất: Tiếp xúc với các chất hóa học độc hại có khả năng phá hủy tế bào mà không cần sự tham gia của vi sinh vật.

Triệu Chứng và Dấu Hiệu Nhận Biết

Hoại tử vô khuẩn có thể biểu hiện qua một số triệu chứng và dấu hiệu như:

  • Da đổi màu, nhợt nhạt hoặc đen.
  • Đau đớn khu vực bị ảnh hưởng.
  • Mất cảm giác hoặc chức năng ở vùng tổn thương.
  • Xuất hiện mùi khó chịu nếu hoại tử tiến triển nặng.

Biện Pháp Điều Trị và Phòng Ngừa

Việc điều trị hoại tử vô khuẩn tập trung vào việc khôi phục lưu lượng máu và loại bỏ mô chết. Một số phương pháp bao gồm:

  • Phẫu thuật: Loại bỏ mô bị hoại tử để ngăn ngừa sự lan rộng và thúc đẩy quá trình lành vết thương.
  • Oxygen cao áp: Sử dụng oxy cao áp có thể hỗ trợ tăng cường cung cấp oxy cho các vùng bị thiếu hụt.
  • Dược phẩm: Sử dụng thuốc để cải thiện tuần hoàn và chống lại các yếu tố nguy cơ.

Phòng ngừa hoại tử vô khuẩn bao gồm duy trì một lối sống lành mạnh, kiểm soát các bệnh lý nền, và đảm bảo vệ sinh cá nhân nhằm giảm nguy cơ tổn thương hoặc chấn thương.

Kết Luận

Hoại tử vô khuẩn, mặc dù không do nhiễm trùng vi khuẩn gây ra, vẫn là một vấn đề y tế nghiêm trọng cần được nhận biết và xử lý kịp thời. Hiểu rõ về các nguyên nhân, triệu chứng, và các phương pháp điều trị có thể giúp ngăn ngừa và cải thiện hiệu quả điều trị bệnh.

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "hoại tử vô khuẩn":

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN KHÔNG XI MĂNG ĐIỀU TRỊ HOẠI TỬ VÔ KHUẨN CHỎM XƯƠNG ĐÙI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 521 Số 1 - 2022
Đặt vấn đề: Đánh giá kết quả thay khớp háng toàn phần không xi măng điều trị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu đánh giá trên 22 bệnh nhân thay 26 khớp háng toàn phần không xi măng để điều trị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở Bệnh viện đa khoa Tâm Anh từ tháng 8/2020 đến tháng 12/2021. Kết quả được đánh giá thông qua điểm HHS, tỉ lệ trật sau mổ.  Kết quả: Tuổi trung bình là 56.22 ± 10.91 tuổi. 50% bệnh nhân là nam giới và 64% bệnh nhân ≤ 60 tuổi.  73% bệnh nhân không có yếu tố nguy cơ của bệnh hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi. Thời gian theo dõi trung bình là 12 tháng. Điểm mHHS trước mổ và sau mổ lần lượt là 53.69 ± 5.81, 91.50 ± 3.33. Không có trường hợp nào gặp biến chứng nặng  sau mổ như trật khớp, trật nội khớp, lỏng khớp hoặc  mổ lại ở thời điểm theo dõi cuối cùng. 100% bệnh  nhân hài lòng với cuộc mổ. Kết luận: Thay khớp háng toàn phần điều trị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi tại bệnh viện Tâm Anh đạt kết quả tốt về chức năng và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
#thay khớp háng toàn phần #hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi #HHS #không xi măng
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN KHÔNG XI MĂNG ĐIỀU TRỊ HOẠI TỬ VÔ KHUẨN CHỎM XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI BỆNH DƯỚI 40 TUỔI
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 523 Số 1 - 2023
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng điều trị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở người bệnh dưới 40 tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu đánh giá trên 67 bệnh nhân thay 67 khớp háng toàn phần không xi măng để điều trị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở Bệnh viện Việt Đức từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2022. Kết quả được đánh giá thông qua thang điểm chức năng khớp háng Harris, tỉ lệ trật khớp sau mổ và mức độ hài lòng của người bệnh. Kết quả: Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 34,8 ± 4,5 tuổi với 63 bệnh nhân nam (chiếm 94%), 4 bệnh nhân nữ (chiếm 6%). Trong số 67 bệnh nhân được thay khớp háng có 31 bệnh nhân được thay khớp háng bên trái (chiếm 46,3%), còn lại 36 bệnh nhân được thay khớp háng bên phải (chiếm 53,7%). Điểm HHS trước mổ và sau mổ lần lượt là 60,8 ± 15,7 và 96,5 ± 4,3. Thời gian theo dõi bệnh nhân sau mổ trung bình là 3 ± 0,9 năm. Không có trường hợp nào gặp biến chứng sau mổ như trật khớp, lỏng khớp, mổ lại tại thời điểm theo dõi cuối của nghiên cứu (tháng 7 năm 2022). 100% bệnh nhân hài lòng với cuộc mổ. Kết luận: Thay khớp háng toàn phần điều trị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở người bệnh dưới 40 tuổi mang lại kết quả tốt.
#Thay khớp háng toàn phần #hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (HTVKCXĐ) #thang điểm chức năng khớp háng Harris
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN TRÊN BỆNH NHÂN HOẠI TỬ VÔ KHUẨN CHỎM XƯƠNG ĐÙI
Tạp chí Y học Cộng đồng - Tập 62 Số 7 (2021) - 2021
Mục tiêu: Trình bày kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần (TKHTP) không xi măng điều trị bệnh nhân hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (HTVKCXĐ). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu 120 bệnh nhân HTVKCXĐ được chẩn đoán và phẫu thuật TKHTP không xi măng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Kết quả: Thời gian theo dõi trung bình 25,5 tháng. Kết quả rất tốt là 85%, tốt là 12,5%, trung bình là 2,5%. Điểm Harris trung bình trước phẫu thuật là 54,6 ± 6,7, tại thời điểm sau 12 tháng là 96,7 ± 6,2. Trục chuôi trung gian chiếm 76,7%, độ áp khít trên 80% là 79,8%, góc nghiêng ổ cối từ 40-45° là 74,2%. Lệch trục chuôi có sự liên quan với độ áp khít dưới 80%. Mức độ đau đùi ngay sau phẫu thuật là 45,8%, giảm dần sau 12 tháng còn 1,7%, và có liên quan đến trục vẹo trong và độ áp khít dưới 80%. Không có tai biến, biến chứng trong và sau phẫu thuật. Kết luận: Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần không xi măng là phương pháp có kết quả tốt, không biến chứng trong điều trị bệnh lý HTVKCXĐ ở giai đoạn muộn.
#Hoại tử vô khuẩn #chỏm xương đùi
BỆNH LÝ HOẠI TỬ VÔ KHUẨN CHỎM XƯƠNG ĐÙI: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ YẾU TỐ NGUY CƠ
Tạp chí Y học Cộng đồng - Tập 62 Số 1 (2021) - 2021
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, tổn thương chỏm xương đùi trên x quang và cộng hưởng từ và một số yếu tố nguy cơ trong bệnh lý hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (HTVKCXĐ). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu 120 bệnh nhân HTVKCXĐ được chẩn đoán và phẫu thuật thay toàn bộ khớp háng không xi măng tại Bệnh viện Việt Đức. Kết quả: Tuổi trung bình là 47,7 ± 10, tỉ lệ nam /nữ là 11:1. Có 100 bệnh nhân tổn thương chỏm 2 bên, chiếm 83,33%. Đa số bệnh nhân phát hiện bệnh sau 6 tháng (93,4%). Thời gian bị bệnh giữa 2 chỏm xương đùi trung bình là 6,5 tháng. Bệnh nhân có tiền sử uống rượu gặp tỷ lệ cao nhất với 87,5%, sử dụng thuốc lá là 58,3%. Nhóm chụp X quang, thường gặp tổn thương ở giai đoạn muộn (III, IV). Ở nhóm chụp cộng hưởng từ, tổn thương chính phát hiện ở giai đoạn III chiếm 54,93%, ở giai đoạn sớm I, II với 44,27%. Kết luận: Bệnh xu hướng gặp ở lứa tuổi trẻ dần, tiến triển nhanh. Rượu và thuốc lá là yếu tố nguy cơ. X quang và cộng hưởng từ là phương pháp hiệu quả chẩn đoán bệnh lý HTVKCXĐ.
#Hoại tử vô khuẩn #chỏm xương đùi
Tác dụng diệt khuẩn của dịch chiết thân lá thồm lồm (Polygonum chinense L.) đối với vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm nuôi nước lợ
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả diệt khuẩn của thân và lá cây thồm lồm (Polygonum chinense L.) đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease - AHPND) ở tôm. Thân lá cây thồm lồm được ngâm chiết bằng dung môi ethanol. Phương pháp được áp dụng bao gồm thử kháng sinh đồ khuếch tán trên đĩa thạch của Kirby-Bauer và thử nghiệm trên tôm bằng hình thức cho ăn và ngâm với nồng độ tương ứng 25-30 g/100 kg tôm và 25-30 g/m3. Kết quả cho thấy, dịch chiết thô thồm lồm có hiệu quả diệt vi khuẩn V. parahaemolyticus với đường kính vòng vô khuẩn đạt 19,8-20,6 mm tương ứng với nồng độ sử dụng 66,7-200 µg/khoanh. Bên cạnh đó, sử dụng dịch chiết thô bổ sung vào nước nuôi tôm 30 g/m3 tại 2 thời điểm (ngay khi công cường độc vi khuẩn V. parahaemolyticus với mật độ 105-106 cfu/ml và lần 2 cách lần 1 là 24 h), tỷ lệ sống của tôm đạt 60% so với lô đối chứng 0%, trong khi đó phương pháp bổ sung thảo dược vào thức ăn (25-30 g/100 kg tôm) không có hiệu quả do tôm không bắt mồi. Kết quả đạt được là cơ sở khoa học để phát triển sản phẩm thuốc thảo dược có hiệu quả phòng trị bệnh AHPND theo hướng an toàn sinh học và thân thiện với môi trường.  
#Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) #cây thồm lồm #hoạt tính kháng khuẩn
MỐI LIÊN QUAN GIỮA HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG CHỎM XƯƠNG ĐÙI TRÊN PHIM CỘNG HƯỞNG TỪ VỚI MỨC ĐỘ ĐAU VÀ GIAI ĐOẠN BỆNH HOẠI TỬ VÔ KHUẨN CHỎM XƯƠNG ĐÙI
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 524 Số 1B - 2023
Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa đặc điểm hình ảnh tổn thương trên phim cộng hưởng từ với mức độ đau và giai đoạn bệnh của các bệnh nhân hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 245 bệnh nhân (416 chỏm xương đùi) hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi tại các Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, E và Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 1/2017 - 4/2022. Kết quả: Dấu hiệu đường đôi gặp nhiều nhất ở giai đoạn II (92,4%), phù tuỷ thường thấy nhất ở giai đoạn III (89,0%). 54,5% chỏm xương đùi giai đoạn I có vùng hoại tử dưới 15% diện chỏm xương đùi, 43,5% chỏm xương đùi giai đoạn II có vùng hoại tử trên 30% diện chỏm xương đùi. Gãy xương dưới sụn và xẹp chỏm xương đùi mức độ nhẹ (<15%) gặp nhiều nhất ở giai đoạn III của bệnh với tỷ lệ 26,5% và 60,2%; gãy xương dưới sụn và xẹp chỏm xương đùi mức độ nặng (>30%) ở giai đoạn IV chiếm tỷ lệ cao nhất là 24,2% và 46,2%. Tỷ lệ phù tủy chỏm xương đùi và tràn dịch khớp háng tăng dần theo mức độ đau (p<0,001). Tỷ lệ khớp háng có triệu chứng đau mức độ nặng trên lâm sàng gặp ở 89,2% chỏm xương đùi có dấu hiệu phù tủy và 84,2% khớp háng có tràn dịch trên phim cộng hưởng từ. Tỷ lệ chỏm xương đùi có hình ảnh đường đôi trên cộng hưởng từ giảm dần theo mức độ đau khớp háng (p< 0,005).  Kết luận: Hình ảnh tổn thương trên cộng hưởng từ của chỏm xương đùi hoại tử có liên quan với mức độ đau và giai đoạn bệnh.
#Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi #hoại tử vô mạch chỏm xương đùi #cộng hưởng từ #đau khớp háng.
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY KHỚP HÁNG NHÂN TẠO LOẠI CHUYỂN ĐỘNG KÉP ĐIỀU TRỊ HOẠI TỬ VÔ KHUẨN CHỎM XƯƠNG ĐÙI
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 506 Số 1 - 2021
Đặt vấn đề: Đánh giá kết phẫu thuật thay khớp háng toàn phần loại chuyển động kép điều trị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu đánh giá trên 44 bệnh nhân thay 50 khớp toàn phần sử dụng khớp háng nhân tạo loại chuyển động kép để điều trị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở Bệnh viện Việt Đức từ tháng 7/2019 đến tháng 5/2021. Kết quả được đánh giá thông qua điểm HHS, tỉ lệ trật sau mổ và mức độ hài lòng của bệnh nhân. Kết quả: Tuổi trung bình là 43,7  12,7 tuổi. 72,7% bệnh nhân là nam giới và 84,1% bệnh nhân ≤ 55 tuổi. 34 bệnh nhân (77,3%) có tổn thương ở khớp háng 2 bên, 2 bệnh nhân (4,5%) tổn thương ở bên phải và 8 bệnh nhân (18,2) tổn thương ở bên trái. Thời gian theo dõi trung bình là 14,9  6,1 tháng. Điểm HHS trước mổ và sau mổ lần lượt là 55.2  14.5 , 94.4  15.4. Không có trường hợp nào gặp biến chứng nặng sau mổ như trật khớp, trật nội khớp, lỏng khớp hoặc mổ lại ở thời điểm theo dõi cuối cùng. 100% bệnh nhân hài lòng với cuộc mổ. Kết luận: Thay khớp háng toàn phần loại chuyển động kép để điều trị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi mang lại kết quả tốt về chức năng khớp háng cũng như tỉ lệ trật sau mổ.
#thay khớp háng toàn phần #hớp chuyển động kép #hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi #HHS
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG TRÊN PHIM XQUANG - CỘNG HƯỞNG TỪ Ở BỆNH NHÂN HOẠI TỬ VÔ KHUẨN CHỎM XƯƠNG ĐÙI
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 500 Số 1 - 2021
Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (HTVKCXĐ) là một nguyên nhân phổ biến của khuyết tật cơ xương khớp, đặt ra thách thức lớn về chẩn đoán và điều trị. Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ là một kỹ thuật mới, hiện đại có khả năng chẩn đoán được bệnh với độ nhạy, độ đặc hiệu cao hơn hẳn các phương pháp khác. Nghiên cứu được tiến hành dựa trên kết quả chẩn đoán hình ảnh phim Xquang và phim cộng hưởng từ (CHT) của 60 đối tượng. Kết qủa chúng tôi chỉ ra rằng nhóm tuổi 31-59 mắc HTVKCXĐ chiếm tỷ lệ lớn nhất 70.0% và tỷ lệ bệnh nhân nam giới mắc với tỷ lệ cao 86.67%. Tỷ lệ phát hiện HTVK trên phim Xquang chỉ đạt 65.45% trong số bệnh nhân đã được chẩn đoán HTVK. Có 76.67% bị tổn thương hai bên chỏm xương đùi. Hình ảnh ổ đặc xương kèm khuyết xương 83.33%, xẹp chỏm xương đùi 69.44% và hình ảnh đặc xương 27.77% được quan sát thấy trên phim Xquang. Hình ảnh phù tuỷ xương trên xung T2-Pd với 66.98% và tràn dịch khớp háng chiếm 68.86% chỏm xương đùi, xẹp chỏm xương đùi chiếm 59.43%, và gãy xương dưới sụn chiếm 52.83% được quan sát thấy trên phim CHT. Giai đoạn sớm cho thấy hình ảnh dải giảm tín hiệu trên T1 chiếm 81.81%, hình ảnh phù xương trên xung T2-Pd chiếm 77.27%, hình ảnh đường đôi trên T2-Pd và hình ảnh tràn dịch khớp háng chiếm 72.72%. Giai đoạn muộn cho thấy hình ảnh xẹp chỏm chiếm 75.0%, phù tủy xương và tràn dịch khớp háng 67.85% và 64.28%.
#Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi
Giá trị của cộng hưởng từ tối thiểu trong chẩn đoán hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi giai đoạn sớm ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ
Mục đích: Đánh giá sự tương quan của cộng hưởng từ nhanh sử dụng chuỗi xung T1W hoặc chuỗi xung STIR theo hướng Coronal so với cộng hưởng từ tiêu chuẩn trong chẩn đoán hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi giai đoạn sớm ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 58 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi có hình ảnh Xquang và CHT tương ứng giai đoạn 2 trở lên theo phân loại Arlet Ficat sửa đổi, được chụp cộng hưởng từ khớp háng hai bên tại Trung tâm điện quang Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 6/2020 đến hết tháng 8/2021.Kết quả: Mức độ đồng thuận trong chẩn đoán giai đoạn hoại tử xương giữa hai chương trình chụp CHT thu gọn dùng xung T1W, hoặc xung STIR so với chương trình chụp CHT đầy đủ lần lượt là 0.98 và 0.86. Mức độ đồng thuận so với chương trình CHT đầy đủ trong chẩn đoán mức độ tổn thương chỏm của xung T1W là 0.98, của STIR là 0.85.Kết luận: Có sự đồng thuận mức độ cao giữa hai chương trình chụp CHT tiêu chuẩn và CHT nhanh sử dụng chuỗi xung T1W. Với ưu điểm về thời gian và khả năng giảm giá thành, chương trình chụp CHT nhanh sử dụng chuỗi xung T1W có thể được ứng dụng dễ dàng và rộng rãi hơn để chẩn đoán sớm hoại tử chỏm xương đùi trong thực hành lâm sàng.
#Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi #cộng hưởng từ khớp háng #cộng hưởng từ nhanh
ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠI TỬ VÔ KHUẨN CHỎM XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI LỚN
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 524 Số 1B - 2023
Mục tiêu: Xác định một số yếu tố nguy cơ liên quan đến hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi ở người lớn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 245 bệnh nhân hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi tại các Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Bệnh viện E và Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 1/2017 - 4/2022. Kết quả: Rượu, thuốc lá, rối loạn lipid máu, steroid là các yếu tố nguy cơ của hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi, chiếm tỷ lệ tương ứng là 64,5%, 42,0%, 34,3% và 15,5%. Trong đó, yếu tố nguy cơ thường gặp ở nam giới là rượu, thuốc lá và gút/tăng acid uric máu chiếm tỷ lệ 77,2%, 50,5% và 26,2%; ở nữ giới là béo phì/thừa cân (44,2%). Nhóm bệnh nhân hoại tử hai chỏm xương đùi có tỷ lệ sử dụng steroid cao hơn nhóm bệnh nhân hoại tử một chỏm xương đùi (p<0,01). 63,2% bệnh nhân dùng steroid với tổng liều trên 2000 mg/bệnh nhân. Thời gian sử dụng rượu trung bình là 19,35 tháng, trung vị mức tiêu thụ rượu là 2000 mL/tuần ở bệnh nhân hoại tử một chỏm xương đùi, thấp hơn so với bệnh nhân hoại tử hai chỏm xương đùi (28,35 tháng, 2800 mL/tuần) với p<0,001. Kết luận: Rượu, thuốc lá, rối loạn lipid máu, steroid là yếu tố nguy cơ hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi. Rượu, thuốc lá và gút/tăng acid uric hay gặp ở bệnh nhân nam, béo phì/thừa cân gặp ở bệnh nhân nữ nhiều hơn. Bệnh nhân sử dụng steroid, uống rượu lâu năm, số lượng nhiều có tỷ lệ hoại tử cả hai chỏm xương đùi cao hơn một bên.
#Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi #yếu tố nguy cơ.
Tổng số: 18   
  • 1
  • 2